Một DMCA agent (tạm gọi là "người gác cổng bản quyền") trên mọi nền tảng mạng xã hội lớn như FB, TikTok, Insta, YouTube, Threat... có nhiệm vụ chính là bảo vệ các tác phẩm của người ta khỏi bị "chôm chỉa" trên mạng. Họ là những người chuyên đi "quét dọn" những nội dung vi phạm bản quyền. Cụ thể, họ làm những việc như sau:
1. ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ONLINE/TRUNG GIAN (online service provider )
*Trước tiên DMCA agent là tấm khiên bảo vệ cho các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên nền tảng Internet. Các nhà cung cấp thường đối diện với lượng đơn kiện vi phạm bản quyền trực tiếp tại khu vực như Mỹ, EU và Úc, khi được thuê các nhà cung cấp dịch vụ trung gian có thể dựa vào DMCA agent để kiểm tra rà soát đơn kiện, các ticket take-down trên chính nền tảng của họ. Rất nhiều nhân viên trong bộ phận pháp chế của tập đoàn cung cấp dịch vụ trung gian được ghi nhận là DMCA agent và dùng chức danh này phục vụ giải quyết vấn đề bản quyền chỉ cho nền tảng mạng xã hội mà họ đầu quân.
DMCA agent cũng có thể là kiếm để cắt bỏ những bên vi phạm liên tục quy định DMCA và chính sách của nền tảng/nhà cung cấp trung gian.
DMCA agent có thể đại diện trao đổi và tham gia hòa giải cho các website thương mại khi bị một bên khác kiện Website chứa nhiều nội dung vi phạm khác nhau tại Mỹ hoặc EU. Các agent có khả năng dựa trên đạo luật DMCA để giải quyết các vấn đề bản quyền trên nền tảng số.
2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN NỀN TẢNG SỐ, MẠNG XÃ HỘI
Nhận đơn "méc" vi phạm:** Khi ai đó phát hiện nội dung của mình bị "xào nấu" không xin phép trên mạng, họ sẽ gửi đơn "méc" đến người gác cổng bản quyền. Ví dụ, bạn viết một bài hát hay ho, nhưng sáng mở mắt ra thấy nó xuất hiện trên YouTube không biết từ bao giờ, thì bạn sẽ "méc" chuyện này; một ví dụ khác bạn bán một sản phẩm trong nội địa rất chạy và một ngày bạn thấy ông J nào đó bán sản phẩm của bạn, lấy luôn hình ảnh và mô tả hàng hóa của bạn cho lên bán trên Amazon, Ebay, Tiktokshop, bạn phải nhanh lên méc người gác cổng ( có người gác cổng là đồng hương VN của bạn và được cục bản quyền Mỹ cấp phép hẳn hoi nè: IPGEEKLAB - bạn có thể méc Lab hoặc méc agent khác trên directory’s của cục bản quyền Mỹ USCO nha)
**Kiểm tra thông tin:** Người gác cổng sẽ kiểm tra xem đơn "méc" có đúng chuẩn không. Đơn này phải có đủ thông tin như tên tuổi, địa chỉ liên lạc của người "méc", và chứng cứ rõ ràng. Giống như bạn phải đưa ra bằng chứng chứng minh cái bài hát đó là của bạn, không phải của hàng xóm.
**Liên hệ với bên vi phạm:** Sau khi kiểm tra xong, người gác cổng sẽ gửi "tối hậu thư" cho người đăng nội dung vi phạm, yêu cầu họ gỡ bỏ ngay lập tức. Tưởng tượng bạn viết một bài thơ, nhưng thấy nó xuất hiện trên blog của ai đó mà không có tên bạn, thì người gác cổng sẽ gửi "thư yêu cầu" cho chủ blog đó.
**Gỡ bỏ nội dung vi phạm:** Nếu bên kia không tự giác gỡ, người gác cổng sẽ "dọn dẹp" luôn. Ví dụ, nếu nội dung vi phạm trên YouTube, thì họ sẽ yêu cầu YouTube gỡ video đó xuống.
*Xử lý đơn phản đối:** Nếu người bị "tố" nghĩ rằng mình không vi phạm, họ có thể gửi đơn phản đối. Người gác cổng sẽ tiếp nhận và xử lý đơn này. Giống như bạn bị đổ oan, bạn có quyền gửi đơn phản đối và giải thích rõ ràng.
**Tư vấn pháp lý:** Họ còn cung cấp tư vấn pháp lý về các vấn đề bản quyền. Nếu bạn không chắc chắn về quyền của mình, người gác cổng sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ.
**Bảo vệ quyền lợi:** Trong trường hợp có tranh chấp, họ sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của bạn. Ví dụ, nếu có kiện tụng xảy ra, họ sẽ đứng ra bảo vệ bạn.
Nói chung, người gác cổng bản quyền giống như IPGEEKLAB những "hiệp sĩ" bảo vệ nội dung số trên mạng, giúp đảm bảo rằng sáng tạo của bạn không bị "xào nấu" mà không xin phép.
Comments